Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Goethe - Tình yêu mới cuộc đời mới


Johann Wolfgang von Goethe (28/8/1749 – 23/2/1832) – nhà bác học, nhà tư tưởng, nhà thơ Đức, tác giả của Faust vĩ đại.

Goethe sáng tạo trong nhiều thể loại khác nhau: thơ, kịch, sử thi, tự truyện v.v. Goethe trở thành nhà tư tưởng chính của phong trào “Bão tố và Xung kích” (Sturm und Drang) – một trào lưu nghệ thuật nổi bật của Đức ở thế kỷ XVIII và là một trong những trào lưu nghệ thuật nổi tiếng và quan trọng nhất của thời kỳ Khai sáng (Age of Enlightenment). Cùng với Friedrich SchillerJohann Gottfried Herder và Christoph Martin Wieland, ông đã hình thành một xu hướng mới trong văn học Đức, được gọi là “Chủ nghĩa cổ điển Weimar” (Weimar Classicism). Tiểu thuyết “Những năm tháng học nghề của Wilhelm Meister” (Wilhelm Meisters Lehrjahre) của Goethe đã đặt nền móng cho tiểu thuyết giáo dục của thời kỳ Khai sáng. Các tác phẩm của Goethe, đặc biệt là bi kịch “Faust”, được công nhận là kiệt tác của văn học Đức và thế giới. 

Tiểu sử:
Goethe sinh ở Frankfurt am Main. trong ngôi nhà mà ngày nay là bảo tàng có tên gọi là “Ngôi nhà Goethe” (Goethe-Haus). Bố là Johann Caspar Goethe, một vị quan của triều đình, mẹ là Catharina Elisabeth Textor, con gái của Thị trưởng thành phố. Từ nhỏ được bố và các thầy tư dạy các môn học phổ thông và các thứ tiếng: Đức, Hy Lạp, Latinh, Anh, Pháp, Ý, Do Thái... Goethe yêu thích hội họa và văn chương từ bé, 8 tuổi đã biết làm thơ. 

Từ năm 1765 đến năm 1768, Goethe học luật ở Đại học Leipzig nhưng ông tỏ ra không thích môn luật mà chỉ yêu thích thơ ca. Thời kỳ này Goethe yêu cô Anna Katharina Schönkopf và làm nhiều bài thơ tặng cô gái này. Năm 1767 ông xuất bản tập thơ đầu tiên: Cuốn sách Annette (Das Buch Annette), một số bài thơ ông viết thời kỳ này bị thất lạc vì ông không lưu lại. Năm 1768 ông trở về Frankfurt và bị bệnh, phải nằm viện một thời gian dài. Năm 1770 ông quay lại học Đại học luật ở Strasbourg và tốt nghiệp năm 1771. Ở đây, ông gặp và kết bạn với Johann Gottfried Herder, người có sự ảnh hưởng đến việc phát triển tài năng của Goethe sau này. Chính Herder là người đã khơi dậy lòng yêu thích Shakespeare, Ossian và thơ ca dân gian ở Goethe. Trong một chuyến đi về làng Sesenheim, Goethe đem lòng yêu mến cô Friederike Brion, nhiều bài thơ nổi tiếng như: Gặp gỡ và chia ly (Willkommen und Abschied); Khúc hát tháng năm (Mailied), được viết trong thời kỳ này.

Những năm từ 1775 đến 1785, Goethe sống ở Weimar, vừa là bạn, vừa là cố vấn cho quận công Karl August, ông tham gia vào nhiều công việc quan trọng trong bộ tài chính, bộ giao thông và nghiên cứu nhiều môn khoa học khác ngoài thơ ca. Thời gian này ông hai lần đi sang Ý du lịch và nghiên cứu các nhà thơ cổ La Mã. Năm 1794 ông kết bạn với Friedrich Schiller và chủ yếu sống ở Weimar

Năm 1806, một lần dạo chơi trong công viên ở Weimar, Goethe gặp người đẹp Christiane Vulpius, chính xác hơn là người đẹp đã bước đến nhờ Goethe đọc thơ của anh trai mình. Thơ của anh trai không hay nhưng Christiane Vulpius rất đẹp, và con tim nhà thơ đã rung động. Cuộc hôn nhân của ông với Christiane Vulpius là nguồn cảm hứng cho ông viết Những khúc bi ca La Mã (Römische Elegien, 1790) và nhiều bài thơ tình nổi tiếng. 

Ngoài thơ (gần 1600 bài), Goethe còn viết tiểu thuyết, truyện, giai thoại và danh ngôn... Đỉnh cao sáng tạo của ông là kiệt tác Faust”, tác phẩm mà ông viết xong vào những ngày tháng cuối của cuộc đời mình. 

Goethe mất ở Weimar ngày 22 tháng 3 năm 1832. Cháu nội và là hậu duệ cuối cùng của nhà thơ vĩ đại là Walther Wolfgang von Goethe (1818 – 1885), cũng như em trai và em gái của ông, không có con cháu nối dõi. Trên bia mộ của người cháu nội này có khắc dòng chữ: “Cùng với ông, triều đại Goethe đã kết thúc, cái tên còn tồn tại mãi” (Mit ihm erlosch Goethes Geschlecht, dessen Name alle Zeiten überdauert/ With him ends Goethe's dynasty, the name will last forever). 

Tác phẩm chính:
– Cuốn sách Annette (Das Buch Annette)
– Clavigo (Clavigo1774)
– Nỗi đau của chàng Werther (Die Leiden des jungen Werther1774)
– Torquato Tasso (Torquato Tasso, 1780-1789)
– Chúa rừng (Der Erlkönig, 1782)
– Egmont (Egmont, 1788)
– Những khúc bi ca La Mã (Römische Elegien, 1790)
– Faust (Faust, 1774-1832)
– Lý thuyết màu sắc (Zur Farbenlehre, 1810)
– Divan Tây – Đông (West-östlicher Divan, 1819)


TÌNH YÊU MỚI, CUỘC ĐỜI MỚI

Con tim của ta ơi, có điều gì
Đã xảy ra làm mi buồn đến thế?
Cuộc đời mới lại hồi sinh mạnh mẽ
Làm cho ta không thể nhận ra.
Những gì xưa yêu giờ đã trôi qua
Xưa khát khao để giờ mi rầu rĩ
Đâu rồi tĩnh lặng, đâu vẻ vô tư
Con tim ơi, sao mi buồn đến thế?

Vẻ đẹp trẻ trung biến mi thành nô lệ
Vẻ dịu dàng, thùy mị, nét thơ ngây
Ánh mắt rực lửa, khao khát, gọi mời
Quyến rũ mi cho đến ngày xuống mộ
Liệu mi có muốn quay về lần nữa
Hay mong thoát ra khỏi cảnh tù đày
Nhưng vẻ đam mê, ánh mắt gọi mời
Chao ôi, muốn được quay về lần nữa!

Ta bất lực, bị bùa mê quyến rũ
Vây quanh ta dù sợi chỉ mong manh
Nhưng làm cho ta không nhận ra mình
Và ta vui với cuộc đời nô lệ.
Không mong muốn, không còn sức lực nữa
Ta thèm yêu, ta khao khát nỗi buồn
Muốn sống trong câu chuyện cổ thần tiên
Tình yêu ơi, thôi ta đành vậy nhé.



Neue Liebe, neues Leben

Herz, mein Herz, was soll das geben?
Was bedranget dich so sehr?
Welch ein fremdes, neues Leben!
Ich erkenne dich nicht mehr.
Weg ist alles, was du liebtest,
Weg, warum du dich betrubtest,
Weg dein Fleiss und deine Ruh –
Ach, wie kamst du nur dazu!

Fesselt dich die Jugendblute,
Diese liebliche Gestalt,
Dieser Blick voll Treu und Gute
Mit unendlicher Gewalt?
Will ich rasch mich ihr entziehen,
Mich ermannen, ihr entfliehen,
Fuhret mich im Augenblick,
Ach, mein Weg zu ihr zuruck.

Und an diesem Zauberfadchen,
Das sich nicht zerreissen lasst,
Halt das liebe, lose Madchen
Mich so wider Willen fest;
Muss in ihrem Zauberkreise
Leben nun auf ihre Weise.
Die Verandrung, ach, wie gross!
Liebe! Liebe! lass mich los!



KHÚC DẠ CA CỦA NGƯỜI LỮ THỨ

Trên những núi cao
Bao trùm tĩnh lặng
Và trên những ngọn
Không tiếng rì rào
Chim trong rừng sâu
Thảy đều im ắng
Rồi chúng sẽ dẫn
Em vào giấc sâu.

Wanderers Nachtlied II

Über allen Gipfeln
Ist Ruh,
In allen Wipfeln
Spürest du
5 Kaum einen Hauch;
Die Vögelein schweigen im Walde.
Warte nur, balde
Ruhest du auch.


GỬI LILI

Trong thung lũng, trên núi cao tuyết trắng
Bóng hình em luôn hiện trước mắt anh
Anh nhìn thấy em giữa làn mây sáng
Hình bóng của em dâng ngập cõi lòng. 

Hãy cảm nhận trong tim dòng máu nóng
Con tim này khao khát hướng về tim
Và để thấy tình yêu phí uổng
Khi chạy trốn khỏi tình.
_____________
Lili Schönemann (tên thật là Anna Elisabeth Schönemann, 1758 – 1817) – nàng thơ của Goethe. 



An Lili

Im holden Tal, auf schneebedeckten Höhen 
War stets dein Bild mir nah: 
Ich sahs um mich in lichten Wolken wehen, 
Im Herzen war mirs da. 

Empfinde hier, wie mit allmächtgem Triebe 
Ein Herz das andre zieht – 
Und daß vergebens Liebe 
Vor Liebe flieht.


ĐÊM TUYỆT VỜI

Rời ngôi nhà yêu dấu
Cùng với người yêu thương
Rảo bước chân nhẹ nhàng
Tôi vào khu rừng tối.

Trăng chiếu sáng giữa rừng
Cơn gió đêm xào xạc
Hàng bạch dương cúi thấp 
Tỏa hương giữa trời đêm. 

Vẻ mát lạnh dịu dàng
Đêm mùa hè đẹp quá!
Bốn phía đều lặng lẽ
Hạnh phúc ngập cõi lòng.

Tôi xin dâng cả ngàn
Đêm tuyệt vời như vậy
Cho ông trời để đổi
Chỉ một đêm với em.



Die schöne Nacht 

Nun verlaß ich diese Hütte, 
Meiner Liebsten Aufenthalt, 
Wandle mit verhülltem Schritte 
Durch den öden, finstern Wald. 

Luna bricht durch Busch und Eichen, 
Zephir meldet ihren Lauf, 
Und die Birken streun mit Neigen 
Ihr den süßen Weihrauch auf. 

Wie ergötz ich mich im Kühlen 
Dieser schönen Sommernacht! 
O wie still ist hier zu fühlen, 
Was die Seele glücklich macht! 

Läßt sich kaum die Wonne fassen! 
Und doch wollt ich, Himmel, dir 
Tausend solcher Nächte lassen, 
Gäb mein Mädchen Eine mir.



SỰ GẦN GŨI CỦA NGƯỜI YÊU

Khi ánh mặt trời lung linh trên biển
Hãy nhớ rằng anh đang nghĩ về em
Khi ánh trăng trong nước nguồn tỏa sáng
Hãy nhớ rằng anh đang nghĩ về em.

Anh nhìn thấy em dù chốn xa xăm
Dù trên con đường bao nhiêu bụi bặm
Dù cây cầu lắc lư trong đêm vắng
Nỗi sợ dâng trong tim kẻ lữ hành.  

Anh nghe thấy em khi sóng trào dâng
Nghe tiếng thì thầm trong lời của sóng
Cả khi tiếng chim trong rừng đã lặng
Giữa lặng tờ vẫn nghe thấy lời em. 

Dù xa xôi anh vẫn thấy em gần
Dù ở đâu vẫn về em mơ tưởng
Mặt trời lặn và sao trời sẽ sáng
Ôi giá mà anh được ở bên em.

Nähe des Geliebten 

Ich denke Dein, wenn mir der Sonne Schimmer 
Vom Meere strahlt; 
Ich denke Dein, wenn sich des Mondes Flimmer 
In Quellen malt. 

Ich sehe Dich, wenn auf dem fernen Wege 
Der Staub sich hebt; 
In tiefer Nacht, wenn auf dem schmalen Stege 
Der Wandrer bebt. 

Ich höre Dich, wenn dort mit dumpfem Rauschen 
Die Welle steigt; 
Im stillen Haine geh' ich oft zu lauschen, 
Wenn alles schweigt. 

Ich bin bei Dir, Du seist auch noch so ferne, 
Du bist mir nah! 
Die Sonne sinkt, bald leuchten mir die Sterne - 
O wärst Du da!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét