Johann Wolfgang von Goethe (28/8/1749 – 23/2/1832) – nhà bác học, nhà tư tưởng, nhà thơ Đức, tác giả của “Faust” vĩ đại.
Goethe sáng tạo trong nhiều thể loại khác nhau: thơ, kịch, sử thi, tự truyện v.v. Goethe trở thành nhà tư tưởng chính của phong trào “Bão tố và Xung kích” (Sturm und Drang) – một trào lưu nghệ thuật nổi bật của Đức ở thế kỷ XVIII và là một trong những trào lưu nghệ thuật nổi tiếng và quan trọng nhất của thời kỳ Khai sáng (Age of Enlightenment). Cùng với Friedrich Schiller, Johann Gottfried Herder và Christoph Martin Wieland, ông đã hình thành một xu hướng mới trong văn học Đức, được gọi là “Chủ nghĩa cổ điển Weimar” (Weimar Classicism). Tiểu thuyết “Những năm tháng học nghề của Wilhelm Meister” (Wilhelm Meisters Lehrjahre) của Goethe đã đặt nền móng cho tiểu thuyết giáo dục của thời kỳ Khai sáng. Các tác phẩm của Goethe, đặc biệt là bi kịch “Faust”, được công nhận là kiệt tác của văn học Đức và thế giới.
Tiểu sử:
Goethe sinh ở Frankfurt am Main. trong ngôi nhà mà ngày nay là bảo tàng có tên gọi là “Ngôi nhà Goethe” (Goethe-Haus). Bố là Johann Caspar Goethe, một vị quan của
triều đình, mẹ là Catharina Elisabeth Textor, con gái của Thị trưởng thành phố.
Từ nhỏ được bố và các thầy tư dạy các môn học phổ thông và các thứ tiếng: Đức, Hy
Lạp, Latinh, Anh, Pháp, Ý, Do Thái... Goethe yêu thích hội họa và văn chương từ bé, 8 tuổi đã
biết làm thơ.
Từ năm 1765 đến năm 1768, Goethe học luật ở Đại học Leipzig nhưng ông tỏ ra không thích môn luật mà chỉ yêu thích thơ ca. Thời kỳ này Goethe yêu cô Anna Katharina Schönkopf và làm nhiều bài thơ tặng cô gái này. Năm 1767 ông xuất bản tập thơ đầu tiên: Cuốn sách Annette (Das Buch Annette), một số bài thơ ông viết thời kỳ này bị thất lạc vì ông không lưu lại. Năm 1768 ông trở về Frankfurt và bị bệnh, phải nằm viện một thời gian dài. Năm 1770 ông quay lại học Đại học luật ở Strasbourg và tốt nghiệp năm 1771. Ở đây, ông gặp và kết bạn với Johann Gottfried Herder, người có sự ảnh hưởng đến việc phát triển tài năng của Goethe sau này. Chính Herder là người đã khơi dậy lòng yêu thích Shakespeare, Ossian và thơ ca dân gian ở Goethe. Trong một chuyến đi về làng Sesenheim, Goethe đem lòng yêu mến cô Friederike Brion, nhiều bài thơ nổi tiếng như: Gặp gỡ và chia ly (Willkommen und Abschied); Khúc hát tháng năm (Mailied), được viết trong thời kỳ này.
Từ năm 1765 đến năm 1768, Goethe học luật ở Đại học Leipzig nhưng ông tỏ ra không thích môn luật mà chỉ yêu thích thơ ca. Thời kỳ này Goethe yêu cô Anna Katharina Schönkopf và làm nhiều bài thơ tặng cô gái này. Năm 1767 ông xuất bản tập thơ đầu tiên: Cuốn sách Annette (Das Buch Annette), một số bài thơ ông viết thời kỳ này bị thất lạc vì ông không lưu lại. Năm 1768 ông trở về Frankfurt và bị bệnh, phải nằm viện một thời gian dài. Năm 1770 ông quay lại học Đại học luật ở Strasbourg và tốt nghiệp năm 1771. Ở đây, ông gặp và kết bạn với Johann Gottfried Herder, người có sự ảnh hưởng đến việc phát triển tài năng của Goethe sau này. Chính Herder là người đã khơi dậy lòng yêu thích Shakespeare, Ossian và thơ ca dân gian ở Goethe. Trong một chuyến đi về làng Sesenheim, Goethe đem lòng yêu mến cô Friederike Brion, nhiều bài thơ nổi tiếng như: Gặp gỡ và chia ly (Willkommen und Abschied); Khúc hát tháng năm (Mailied), được viết trong thời kỳ này.
Những năm từ 1775 đến 1785, Goethe sống ở Weimar, vừa là bạn, vừa là cố vấn cho
quận công Karl August, ông tham gia vào nhiều công việc quan trọng trong bộ tài
chính, bộ giao thông và nghiên cứu nhiều môn khoa học khác ngoài thơ ca. Thời
gian này ông hai lần đi sang Ý du lịch và nghiên cứu các nhà thơ cổ La Mã. Năm
1794 ông kết bạn với Friedrich Schiller và chủ yếu sống ở Weimar.
Năm 1806, một lần dạo chơi trong công viên ở Weimar, Goethe gặp người đẹp Christiane Vulpius, chính xác hơn là người đẹp đã bước đến nhờ Goethe đọc thơ của anh trai mình. Thơ của anh trai không hay nhưng Christiane Vulpius rất đẹp, và con tim nhà thơ đã rung động. Cuộc hôn nhân của ông với Christiane Vulpius là nguồn cảm hứng cho ông viết Những khúc bi ca La Mã (Römische Elegien, 1790) và nhiều bài thơ tình nổi tiếng.
Ngoài thơ (gần 1600 bài), Goethe còn viết tiểu thuyết, truyện, giai thoại và danh ngôn... Đỉnh cao sáng tạo của ông là kiệt tác “Faust”, tác phẩm mà ông viết xong vào những ngày tháng cuối của cuộc đời mình.
Goethe mất ở Weimar ngày 22 tháng 3 năm 1832. Cháu nội và là hậu duệ cuối cùng của nhà thơ vĩ đại là Walther Wolfgang von Goethe (1818 – 1885), cũng như em trai và em gái của ông, không có con cháu nối dõi. Trên bia mộ của người cháu nội này có khắc dòng chữ: “Cùng với ông, triều đại Goethe đã kết thúc, cái tên còn tồn tại mãi” (Mit ihm erlosch Goethes Geschlecht, dessen Name alle Zeiten überdauert/ With him ends Goethe's dynasty, the name will last forever).
Năm 1806, một lần dạo chơi trong công viên ở Weimar, Goethe gặp người đẹp Christiane Vulpius, chính xác hơn là người đẹp đã bước đến nhờ Goethe đọc thơ của anh trai mình. Thơ của anh trai không hay nhưng Christiane Vulpius rất đẹp, và con tim nhà thơ đã rung động. Cuộc hôn nhân của ông với Christiane Vulpius là nguồn cảm hứng cho ông viết Những khúc bi ca La Mã (Römische Elegien, 1790) và nhiều bài thơ tình nổi tiếng.
Ngoài thơ (gần 1600 bài), Goethe còn viết tiểu thuyết, truyện, giai thoại và danh ngôn... Đỉnh cao sáng tạo của ông là kiệt tác “Faust”, tác phẩm mà ông viết xong vào những ngày tháng cuối của cuộc đời mình.
Goethe mất ở Weimar ngày 22 tháng 3 năm 1832. Cháu nội và là hậu duệ cuối cùng của nhà thơ vĩ đại là Walther Wolfgang von Goethe (1818 – 1885), cũng như em trai và em gái của ông, không có con cháu nối dõi. Trên bia mộ của người cháu nội này có khắc dòng chữ: “Cùng với ông, triều đại Goethe đã kết thúc, cái tên còn tồn tại mãi” (Mit ihm erlosch Goethes Geschlecht, dessen Name alle Zeiten überdauert/ With him ends Goethe's dynasty, the name will last forever).
Tác phẩm chính:
– Cuốn sách Annette (Das Buch Annette)
– Clavigo (Clavigo, 1774)
– Nỗi đau của chàng Werther (Die Leiden des
jungen Werther, 1774)
– Torquato Tasso (Torquato Tasso, 1780-1789)
– Chúa rừng (Der Erlkönig, 1782)
– Egmont (Egmont, 1788)
– Những khúc bi ca La Mã
(Römische Elegien, 1790)
– Faust (Faust, 1774-1832)
– Lý thuyết màu sắc (Zur Farbenlehre, 1810)
– Divan Tây – Đông (West-östlicher Divan, 1819)
GỬI
MIGNON
Bay trên trời chiếu sáng
Xe mặt trời màu vàng
Tỏa sáng tận xa xăm
Nhưng than ôi, gần sáng
Trong con tim sâu thẳm
Thức dậy nỗi đau buồn.
Đêm nghiệt ngã cùng ta
Vỗ về những giấc mơ
Giờ khắc trôi chầm chậm
Nhưng than ôi, gần sáng
Trong con tim sâu thẳm
Đan kết nỗi buồn xưa.
Tưởng nhớ tháng ngày qua
Dưới bầu trời mờ xa
Những con tàu cập bến
Nhưng ở trong lòng ta
Một nỗi buồn cay đắng
Không đi khỏi bao giờ.
Ta ngỡ là khỏe mạnh
Mặc áo quần sang trọng
Chỉ dành cho ngày vui
Nhưng những ai chào đón
Có ai người cảm nhận
Trong tim ta ngậm ngùi.
Mặc lòng khóc cay đắng
Nhưng nước mắt ta chùi
Giá như đau khổ này
Đưa ta về ngôi mộ
Thì từ lâu ta đã
Ngủ yên trong đất rồi.
An Mignon
Über Tal und Fluß getragen,
Ziehet rein der Sonne Wagen.
Ach, sie regt in ihrem Lauf,
So wie deine, meine Schmerzen,
Tief im Herzen,
Immer morgens wieder auf.
Kaum will mir die Nacht noch
frommen,
Denn die Träume selber kommen
Nun in trauriger Gestalt,
Und ich fühle dieser Schmerzen,
Still im Herzen
Heimlich bildende Gewalt.
Schon seit manchen schönen Jahren
Seh ich unten Schiffe fahren,
Jedes kommt an seinen Ort;
Aber ach, die steten Schmerzen,
Fest im Herzen,
Schwimmen nicht im Strome fort.
Schön in Kleidern muß ich kommen,
Aus dem Schrank sind sie genommen,
Weil es heute Festtag ist;
Niemand ahnet, daß von Schmerzen
Herz im Herzen
Grimmig mir zerrissen ist.
Heimlich muß ich immer weinen,
Aber freundlich kann ich scheinen
Und sogar gesund und rot;
Wären tödlich diese Schmerzen
Meinem Herzen,
Ach, schon lange wär ich tot.
______________
______________
Mignon (tiếng Pháp
đọc là Mi-nhon – bé bỏng, dễ thương) – là nhân vật trong tiểu thuyết “Những năm
tháng học nghề của Wilhelm Meister” của Goethe, một cô gái tuổi teen có tính tình
rất kín đáo. Nhân vật chính của tiểu thuyết, nhà văn Wilhelm Meister gặp cô bé Mignon
lúc cô lên khoảng 12-13 tuổi, là thành viên của một nhóm nghệ sĩ lang thang. Mignon
không nói sõi tiếng Đức, các bài hát của cô nghe có vẻ nhớ nhà da diết, nhớ đất
nước Italia xinh đẹp của cô. Cô mặc quần áo con trai và tự gọi mình là một cậu bé.
Các nghệ sĩ khác thường sỉ nhục cô và nhiều khi cô bé bị đánh đập thậm tệ. Wilhelm
Meister đã đứng ra bảo trợ, mua cô từ người chủ với ba mươi đồng taler (đồng tiền
bằng bạc của châu Âu thời đó). Mignon bắt đầu theo Wilhelm Meister, phục vụ ông
và những người đồng hành. Cô không chỉ biết hát mà còn biết nhảy múa và làm xiếc.
Wilhelm đối xử với cô bằng tình cảm của một người cha. Cùng với Wilhelm còn có một
ông già chơi đàn hạc – người này có tâm thần nửa điên nửa thật.
Sự quyến luyến
của Mignon đối với Wilhelm Meister dần dần phát triển đến một tình yêu. Cô bé tỏ
ra ghen hờn đối với những người phụ nữ có cảm tình với ông. Một hôm Wilhelm bị
mấy tên cướp đánh chảy máu, cô bé đã lấy những sợi tóc của mình để buộc vết thương
cho ông. Sau lần dựng thành công vở “Hamlet”, những người nghệ sĩ đã tổ chức một
bữa tiệc nhậu. Hôm đó có một người phụ nữ lạ mặt tỏ ra rất thân mật với Wilhelm.
Mignon đã cắn vào tay Wilhelm, khi ông đi ra với người phụ nữ vừa quen. Đến
đêm, người phụ nữ nọ đến phòng của ông và họ đã có một đêm “ân ái mặn nồng”
nhưng vì trong đêm tối lại vì quá say xỉn nên Wilhelm không hề biết đấy là ai.
Sáng ra, vẻ mặt của Mignon làm cho Wilhelm vô cùng kinh ngạc, cô bé trở nên cư
xử rất khác với ông. Wilhelm ngỡ rằng cô bé đã trở thành người lớn chỉ sau một
đêm.
Wilhelm quyết
định để Mignon ở lại chỗ bà Therese để hồi phục sức khỏe của cô. Ông biết được
rằng Mignon là con gái của ông già chơi đàn hạc từ mối quan hệ loạn luân của ông
với em gái của mình. Ở phần cuối của tiểu thuyết, Mignon đã chết trong vòng tay
của Wilhelm sau một căn bệnh tai ác. Không lâu trước khi chết, cô bé đã đồng ý mặc
quần áo của phụ nữ. Wilhelm phát hiện ra đêm đó Mignon đã đột nhập vào phòng của
mình để qua đêm “thân mật” với ông. Cô bé đã trốn ở đó để chờ ông nhưng sau đó người
phụ nữ lạ bước vào phòng, cuối cùng là Wilhelm và ông tự tay mình đóng cửa. Suốt
cả đêm đó cô bé ở trong phòng và đã “cháy lên” vì hờn ghen và ham muốn. Đó là một
cú sốc không thể chịu đựng và đã sinh ra căn bệnh tai ác cho cô ấy.
Hình tượng Mignon
với cây đàn và những bài hát u buồn kể về những nỗi sầu khổ dịu dàng không chỉ xuất
hiện trên sân khấu ,trong giới ca nhạc kịch opera mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều
tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nỗi tiếng như: Ludwig van Beethoven , Franz Schubert, Robert Schumann… cũng như rất
nhiều nhà thơ nổi tiếng khắp thế giới. Trong hội họa và điêu khắc cũng có những
tác phẩm rất đẹp về Mignon.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét