Johann Wolfgang von Goethe (28/8/1749 – 23/2/1832) – nhà bác học, nhà tư tưởng, nhà thơ Đức, tác giả của “Faust” vĩ đại.
Goethe sáng tạo trong nhiều thể loại khác nhau: thơ, kịch, sử thi, tự truyện v.v. Goethe trở thành nhà tư tưởng chính của phong trào “Bão tố và Xung kích” (Sturm und Drang) – một trào lưu nghệ thuật nổi bật của Đức ở thế kỷ XVIII và là một trong những trào lưu nghệ thuật nổi tiếng và quan trọng nhất của thời kỳ Khai sáng (Age of Enlightenment). Cùng với Friedrich Schiller, Johann Gottfried Herder và Christoph Martin Wieland, ông đã hình thành một xu hướng mới trong văn học Đức, được gọi là “Chủ nghĩa cổ điển Weimar” (Weimar Classicism). Tiểu thuyết “Những năm tháng học nghề của Wilhelm Meister” (Wilhelm Meisters Lehrjahre) của Goethe đã đặt nền móng cho tiểu thuyết giáo dục của thời kỳ Khai sáng. Các tác phẩm của Goethe, đặc biệt là bi kịch “Faust”, được công nhận là kiệt tác của văn học Đức và thế giới.
Goethe sáng tạo trong nhiều thể loại khác nhau: thơ, kịch, sử thi, tự truyện v.v. Goethe trở thành nhà tư tưởng chính của phong trào “Bão tố và Xung kích” (Sturm und Drang) – một trào lưu nghệ thuật nổi bật của Đức ở thế kỷ XVIII và là một trong những trào lưu nghệ thuật nổi tiếng và quan trọng nhất của thời kỳ Khai sáng (Age of Enlightenment). Cùng với Friedrich Schiller, Johann Gottfried Herder và Christoph Martin Wieland, ông đã hình thành một xu hướng mới trong văn học Đức, được gọi là “Chủ nghĩa cổ điển Weimar” (Weimar Classicism). Tiểu thuyết “Những năm tháng học nghề của Wilhelm Meister” (Wilhelm Meisters Lehrjahre) của Goethe đã đặt nền móng cho tiểu thuyết giáo dục của thời kỳ Khai sáng. Các tác phẩm của Goethe, đặc biệt là bi kịch “Faust”, được công nhận là kiệt tác của văn học Đức và thế giới.
Tiểu sử:
Goethe sinh ở Frankfurt am Main. trong ngôi nhà mà ngày nay là bảo tàng có tên gọi là “Ngôi nhà Goethe” (Goethe-Haus). Bố là Johann Caspar Goethe, một vị quan của triều đình, mẹ là Catharina Elisabeth Textor, con gái của Thị trưởng thành phố. Từ nhỏ được bố và các thầy tư dạy các môn học phổ thông và các thứ tiếng: Đức, Hy Lạp, Latinh, Anh, Pháp, Ý, Do Thái... Goethe yêu thích hội họa và văn chương từ bé, 8 tuổi đã biết làm thơ.
Từ năm 1765 đến năm 1768, Goethe học luật ở Đại học Leipzig nhưng ông tỏ ra không thích môn luật mà chỉ yêu thích thơ ca. Thời kỳ này Goethe yêu cô Anna Katharina Schönkopf và làm nhiều bài thơ tặng cô gái này. Năm 1767 ông xuất bản tập thơ đầu tiên: Cuốn sách Annette (Das Buch Annette), một số bài thơ ông viết thời kỳ này bị thất lạc vì ông không lưu lại. Năm 1768 ông trở về Frankfurt và bị bệnh, phải nằm viện một thời gian dài. Năm 1770 ông quay lại học Đại học luật ở Strasbourg và tốt nghiệp năm 1771. Ở đây, ông gặp và kết bạn với Johann Gottfried Herder, người có sự ảnh hưởng đến việc phát triển tài năng của Goethe sau này. Chính Herder là người đã khơi dậy lòng yêu thích Shakespeare, Ossian và thơ ca dân gian ở Goethe. Trong một chuyến đi về làng Sesenheim, Goethe đem lòng yêu mến cô Friederike Brion, nhiều bài thơ nổi tiếng như: Gặp gỡ và chia ly (Willkommen und Abschied); Khúc hát tháng năm (Mailied), được viết trong thời kỳ này.
Từ năm 1765 đến năm 1768, Goethe học luật ở Đại học Leipzig nhưng ông tỏ ra không thích môn luật mà chỉ yêu thích thơ ca. Thời kỳ này Goethe yêu cô Anna Katharina Schönkopf và làm nhiều bài thơ tặng cô gái này. Năm 1767 ông xuất bản tập thơ đầu tiên: Cuốn sách Annette (Das Buch Annette), một số bài thơ ông viết thời kỳ này bị thất lạc vì ông không lưu lại. Năm 1768 ông trở về Frankfurt và bị bệnh, phải nằm viện một thời gian dài. Năm 1770 ông quay lại học Đại học luật ở Strasbourg và tốt nghiệp năm 1771. Ở đây, ông gặp và kết bạn với Johann Gottfried Herder, người có sự ảnh hưởng đến việc phát triển tài năng của Goethe sau này. Chính Herder là người đã khơi dậy lòng yêu thích Shakespeare, Ossian và thơ ca dân gian ở Goethe. Trong một chuyến đi về làng Sesenheim, Goethe đem lòng yêu mến cô Friederike Brion, nhiều bài thơ nổi tiếng như: Gặp gỡ và chia ly (Willkommen und Abschied); Khúc hát tháng năm (Mailied), được viết trong thời kỳ này.
Những năm từ 1775 đến 1785, Goethe sống ở Weimar, vừa là bạn, vừa là cố vấn cho quận công Karl August, ông tham gia vào nhiều công việc quan trọng trong bộ tài chính, bộ giao thông và nghiên cứu nhiều môn khoa học khác ngoài thơ ca. Thời gian này ông hai lần đi sang Ý du lịch và nghiên cứu các nhà thơ cổ La Mã. Năm 1794 ông kết bạn với Friedrich Schiller và chủ yếu sống ở Weimar.
Năm 1806, một lần dạo chơi trong công viên ở Weimar, Goethe gặp người đẹp Christiane Vulpius, chính xác hơn là người đẹp đã bước đến nhờ Goethe đọc thơ của anh trai mình. Thơ của anh trai không hay nhưng Christiane Vulpius rất đẹp, và con tim nhà thơ đã rung động. Cuộc hôn nhân của ông với Christiane Vulpius là nguồn cảm hứng cho ông viết Những khúc bi ca La Mã (Römische Elegien, 1790) và nhiều bài thơ tình nổi tiếng.
Ngoài thơ (gần 1600 bài), Goethe còn viết tiểu thuyết, truyện, giai thoại và danh ngôn... Đỉnh cao sáng tạo của ông là kiệt tác “Faust”, tác phẩm mà ông viết xong vào những ngày tháng cuối của cuộc đời mình.
Goethe mất ở Weimar ngày 22 tháng 3 năm 1832. Cháu nội và là hậu duệ cuối cùng của nhà thơ vĩ đại là Walther Wolfgang von Goethe (1818 – 1885), cũng như em trai và em gái của ông, không có con cháu nối dõi. Trên bia mộ của người cháu nội này có khắc dòng chữ: “Cùng với ông, triều đại Goethe đã kết thúc, cái tên còn tồn tại mãi” (Mit ihm erlosch Goethes Geschlecht, dessen Name alle Zeiten überdauert/ With him ends Goethe's dynasty, the name will last forever).
Năm 1806, một lần dạo chơi trong công viên ở Weimar, Goethe gặp người đẹp Christiane Vulpius, chính xác hơn là người đẹp đã bước đến nhờ Goethe đọc thơ của anh trai mình. Thơ của anh trai không hay nhưng Christiane Vulpius rất đẹp, và con tim nhà thơ đã rung động. Cuộc hôn nhân của ông với Christiane Vulpius là nguồn cảm hứng cho ông viết Những khúc bi ca La Mã (Römische Elegien, 1790) và nhiều bài thơ tình nổi tiếng.
Ngoài thơ (gần 1600 bài), Goethe còn viết tiểu thuyết, truyện, giai thoại và danh ngôn... Đỉnh cao sáng tạo của ông là kiệt tác “Faust”, tác phẩm mà ông viết xong vào những ngày tháng cuối của cuộc đời mình.
Goethe mất ở Weimar ngày 22 tháng 3 năm 1832. Cháu nội và là hậu duệ cuối cùng của nhà thơ vĩ đại là Walther Wolfgang von Goethe (1818 – 1885), cũng như em trai và em gái của ông, không có con cháu nối dõi. Trên bia mộ của người cháu nội này có khắc dòng chữ: “Cùng với ông, triều đại Goethe đã kết thúc, cái tên còn tồn tại mãi” (Mit ihm erlosch Goethes Geschlecht, dessen Name alle Zeiten überdauert/ With him ends Goethe's dynasty, the name will last forever).
Tác phẩm chính:
– Cuốn sách Annette (Das Buch Annette)
– Clavigo (Clavigo, 1774)
– Nỗi đau của chàng Werther (Die Leiden des jungen Werther, 1774)
– Torquato Tasso (Torquato Tasso, 1780-1789)
– Chúa rừng (Der Erlkönig, 1782)
– Egmont (Egmont, 1788)
– Những khúc bi ca La Mã (Römische Elegien, 1790)
– Faust (Faust, 1774-1832)
– Lý thuyết màu sắc (Zur Farbenlehre, 1810)
– Divan Tây – Đông (West-östlicher Divan, 1819)
GẶP GỠ VÀ CHIA LY
Tim như lửa cháy, chỉ muốn cho nhanh
Thắng yên cương, phi ngựa ra bãi rộng
Khói lam chiều âu yếm trên đồng ruộng
Quanh ngọn đồi lơ lửng bóng đêm đen.
Cây sồi to bao phủ bởi màn sương
Như một gã khổng lồ cao chót vót
Có vẻ như từ bóng đêm dày đặc
Trăm đôi mắt đen nghiêng ngó đang nhìn.
Từ ngọn đồi mây lấp ló ánh trăng
Trong lòng tôi một nỗi buồn dịu ngọt
Vươn đôi cánh, nhẹ nhàng cơn gió hát
Bên tai này tiếng thầm thĩ cất lên.
Cả một nghìn quái vật của bóng đêm
Nhưng con tim hát lên sau vó ngựa
Lòng can đảm tươi rói và vui vẻ
Trong tim này một ngọn lửa cháy lên.
Mắt em nhìn tôi đắm đuối, mê hồn
Tôi nhìn em, trong lòng tôi hoan hỉ
Con tim này đập mạnh vì em đó
Cả linh hồn chỉ hướng tới em thôi.
Mùa xuân hồng đang dâng tỏa ngất ngây
Dường như chỉ vì em mà tôi sống
Em bên tôi ngọt ngào, ôi thần thánh
Dường như tôi không xứng hạnh phúc này.
Nhưng than ôi, đến lúc phải chia tay
Một nỗi đau chất đầy trong lồng ngực
Nụ hôn chia ly biết bao hạnh phúc
Dù trong mắt em đau đớn dâng đầy.
Tôi bước đi, em đứng đó ngây người
Em nhìn tôi, đôi mắt buồn đẫm lệ
Nhưng tình yêu, thánh thần ơi, là thế!
Được yêu người, sung sướng biết bao nhiêu!
Willkommen und Abschied
Es schlug mein Herz, geschwind zu
Pferde!
Es war getan fast eh gedacht;
Der Abend wiegte schon die Erde
Und an den Bergen hing die Nacht
Schon stand im Nebelkleid die
Eiche
Ein aufgetürmter Riese, da,
Wo Finsternis aus dem Gesträuche
Mit hundert schwarzen Augen sah.
Der Mond von einem Wolkenhügel
Sah kläglich aus dem Duft hervor;
Die winde schwangen leise Flügel
Umsausten schauerlich mein Ohr
Die Nacht schuf tausend Ungeheuer
Doch frisch und fröhlich war mein
Mut
In meinen Adern welches Feuer!
In meinen Herzen welche Glut!
Dich sah ich, und die milde Freude
Floß von dem süßen Blick auf mich;
Ganz war mein Herz an deiner Seite
Und jeder Atemzug für dich.
Ein rosafarbenes Frühlingswetter
Umgab das liebliche Gesicht,
Und Zärtlichkeit für mich - ihr
Götter!
Ich hofft es, ich verdient es
nicht!
Doch, ach schon mit der
Morgensonne
Verengt der Abschied mir das Herz
In deinen Küssen welche Wonne!
In deinem Auge welcher Schmerz!
Ich ging und du standst und sahst
zu Erden
Und sahst mir nach mit nassen
Blick:
Und doch welch Glück geliebt zu
werden!
Und lieben, Götter, welch ein
Glück!
AN ỦI TRONG NƯỚC MẮT
Tại vì sao em buồn
Khi mọi người hạnh phúc?
Nhìn vào đôi mắt em
Biết là em đã khóc.
“Em cô đơn và khóc
Cho nỗi đau riêng mình
Em tuôn dòng nước mắt
Cho nhẹ bớt cõi lòng”.
Hãy vui vẻ hân hoan
Hãy áp vào mái ngực
Những gì từng mất mát
Hãy quên hết nghe em.
“Những người đang hạnh phúc
Sao hiểu được điều này
Đâu phải vì mất mát
Chỉ bỏ lỡ mà thôi”.
Nhưng em còn sức lực
Can đảm và trẻ trung
Rồi đây em giành được
Cho mơ ước thỏa lòng.
“Mọi ước mơ vô ích
Mà có được gì đâu
Chúng như những ngôi sao
Ở trên trời xa tít”.
Đâu cần chi có được
Sao chỉ là sao thôi
Trang điểm cho bầu trời
Bầu trời đêm tuyệt đẹp.
“Ban ngày em chỉ thích
Chăm chú nhìn sao trời
Còn đêm chỉ khóc thôi
Chừng nào còn nước mắt”.
Trost in Tränen
Wie kommts, dass du so traurig bist,
Da alles froh erscheint?
Man sieht dirs an den Augen an,
Gewiss, du hast geweint.
„Und hab ich einsam auch geweint,
So ists mein eigner Schmerz,
Und Tränen fließen gar so süß,
Erleichtern mir das Herz.“
Die frohen Freunde laden dich,
O komm an unsre Brust!
Und was du auch verloren hast,
Vertraue den Verlust.
„Ihr lärmt und rauscht und ahnet nicht,
Was mich, den Armen, quält.
Ach nein, verloren hab ich’s nicht,
So sehr es mir auch fehlt.“
So raffe denn dich eilig auf,
Du bist ein junges Blut.
In deinen Jahren hat man Kraft
Und zum Erwerben Mut.
„Ach nein, erwerben kann ich’s nicht,
Es steht mir gar zu fern.
Es weilt so hoch, es blinkt so schön,
Wie droben jener Stern.“
Die Sterne, die begehrt man nicht,
Man freut sich ihrer Pracht,
Und mit Entzücken blickt man auf
In jeder heitern Nacht.
„Und mit Entzücken blick ich auf,
So manchen lieben Tag;
Verweinen lasst die Nächte mich,
Solang ich weinen mag.“
AN ỦI TRONG NƯỚC MẮT
Tại vì sao em buồn
Khi mọi người hạnh phúc?
Nhìn vào đôi mắt em
Biết là em đã khóc.
“Em cô đơn và khóc
Cho nỗi đau riêng mình
Em tuôn dòng nước mắt
Cho nhẹ bớt cõi lòng”.
Hãy vui vẻ hân hoan
Hãy áp vào mái ngực
Những gì từng mất mát
Hãy quên hết nghe em.
“Những người đang hạnh phúc
Sao hiểu được điều này
Đâu phải vì mất mát
Chỉ bỏ lỡ mà thôi”.
Nhưng em còn sức lực
Can đảm và trẻ trung
Rồi đây em giành được
Cho mơ ước thỏa lòng.
“Mọi ước mơ vô ích
Mà có được gì đâu
Chúng như những ngôi sao
Ở trên trời xa tít”.
Đâu cần chi có được
Sao chỉ là sao thôi
Trang điểm cho bầu trời
Bầu trời đêm tuyệt đẹp.
“Ban ngày em chỉ thích
Chăm chú nhìn sao trời
Còn đêm chỉ khóc thôi
Chừng nào còn nước mắt”.
Trost in Tränen
Wie kommts, dass du so traurig bist,
Da alles froh erscheint?
Man sieht dirs an den Augen an,
Gewiss, du hast geweint.
„Und hab ich einsam auch geweint,
So ists mein eigner Schmerz,
Und Tränen fließen gar so süß,
Erleichtern mir das Herz.“
Die frohen Freunde laden dich,
O komm an unsre Brust!
Und was du auch verloren hast,
Vertraue den Verlust.
„Ihr lärmt und rauscht und ahnet nicht,
Was mich, den Armen, quält.
Ach nein, verloren hab ich’s nicht,
So sehr es mir auch fehlt.“
So raffe denn dich eilig auf,
Du bist ein junges Blut.
In deinen Jahren hat man Kraft
Und zum Erwerben Mut.
„Ach nein, erwerben kann ich’s nicht,
Es steht mir gar zu fern.
Es weilt so hoch, es blinkt so schön,
Wie droben jener Stern.“
Die Sterne, die begehrt man nicht,
Man freut sich ihrer Pracht,
Und mit Entzücken blickt man auf
In jeder heitern Nacht.
„Und mit Entzücken blick ich auf,
So manchen lieben Tag;
Verweinen lasst die Nächte mich,
Solang ich weinen mag.“
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét